CHIẾN TRANH DẦU HỎA ĐÃ MỞ MÀN?
* Đặng Văn NhâmGIÁ DẦU SẼ KHÔNG CÒN HẠ XUỐNG!
Đặng Văn Nhâm |
Cuộc chiến Irak, đe dọa Venezuela là những nơi cung cấp dầu hỏa đứng vào hàng thứ năm và thứ sáu trên thế giới, cộng thêm mối tiêu thụ nhiên liệu vượt mức của Trung Cộng…đã khiến cho giá dầu thô đột nhiên tăng vọt. Như vậy, trong tương lai rất gần cuộc khủng hỏang dầu hỏa trên bình diện tòan cầu sẽ xảy ra. Từ biến cố nghiêm trọng ấy liệu chiến tranh dầu hỏa có thể tránh được không?
Vì không phải là một chuyên viên, nên tôi không có thẩm quyền trả lời câu hỏi này. Nhưng với khả năng một nhà báo có công nghiên cứu, tôi vẫn có thể gíup độc giả đồng bào tị nạn VN có được một nhận xét vững vàng về một vấn đề thiết thân trong cuộc sống hằng ngày.Vậy, xin cống hiến đôi chút tìm hiểu sau đây:
Chỉ trong vòng một năm, tháng 5. 2004 đến nay (5. 2006) giá một thùng dầu thô đã tăng vọt từ 37 MK lên tới gần 50 MK, khiến cả thế giới lo ngại và các chuyên gia đã nhìn thấy viễn ảnh kinh tế tòan cầu nhuốm màu u ám!
Trong giai đọan hiện thời, tuy con người đã bắt đầu lo ngại, nhưng vẫn chưa đến mức sợ hãi kinh hòang, vì còn tin tưởng vào khả năng sản xuất vẫn đang diễn tiến đều hòa, cùng với kho dự trữ nhiên liệu khá lớn lao. Tuy nhiên, khi các giếng dầu đã bắt đầu cạn, song mức tiêu thụ vẫn gia tăng, chắc chắn ngày cuối cùng, chấm hết kỷ nguyên dầu hỏa sẽ mau chóng đến gần hơn!
Nhìn chung, ai cũng thấy, từ nay giá dầu thô sẽ cứ tiếp tục gia tăng. Tới mức độ nào không ai tiên đóan được. Nhất là các giếng dầu lại nằm trong những vùng kém an tòan, và nhiều hiểm họa. Vì vậy, giá những giọt dầu cuối cùng có thể sẽ trở nên rất đắt, có khi phải trả bằng giá sinh mạng qúi báu của con người!
Nguyên nhân chính yếu, gần nhất và hiển nhiên nhất là cuộc chiến tranh Irak đã do TT Mỹ Bush Con cố tình dàn dựng nên, nhắm mục đích độc chiếm nguồn dầu hỏa lớn lao của xứ ấy. Nhưng, suốt ba năm nay, khi Irak đã lâm vào cảnh chiến tranh không lối thóat, với những cuộc đánh bom cảm tử xảy ra hằng ngày khiến cho khả năng sản xuất dầu thô của Irak mỗi ngày từ 6 triệu thùng (barils) tụt xuống chỉ còn có 2 triệu thùng. Những ống dẫn dầu ( pipeline/ oleoduc) bị phá họai gần như thường xuyên.
Bởi ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến Irak, tòan vùng trung đông, đặc biệt là vùng Vịnh Ba Tư ( Golfe de Perse) đã trở nên bất ổn. Nên biết vùng này vốn là nguồn dự trữ và cung cấp nhiên liệu quan trọng nhất. Số lượng ước tính chiếm đến 2/3 dầu hỏa trên thế giới. Các nhà cầm quyền các nước Ả Rập Saoudite và Emirat sinh lòng lo sợ. Tinh thần quần chúng Ả Rập trong vùng bùng lên chống Mỹ và thù ghét Do Thái đến cao độ. Đó là động cơ chính đã đẻ ra phong trào khủng bố và khiến phong trào này ngày càng bành trướng. Năm ngóai, 4 nhân viên của chi nhánh ABB ở Texas đã bị giết ở bến cảng dầu hỏa Yanbu, nằm bên bờ biển Hồng Hải.
Nơi đây, giúp bạn đọc có một khái niệm tổng quát về tình hình sản xuất dầu thô của các nước trên thế giới, đồng thời còn nhận diện được nước nào đã bị Mỹ khống chế, tôi xin trình bày một bản lược kê theo thứ tự nhiều , ít sau đây:
1 .- Ả Rập Seoudite 25%
2.- Irak 10,7%
3.- Emirat 9,3%
4.- Koweit 9,2%
5.- Iran 8,6%
6.- Venezuela 7,4 %
7.- Nga Sô 5,7%
8,- Hoa Kỳ 2,9%
9.- Libye 2,8%
10,- Nigeria 2,3 %
* Các nước có dầu hỏa khác trong vùng Trung Đông 2,6%
* Các nước khác trên thế giới, như: Nam Dương, Bornéo, Na Uy, Đan Mạch…13,5%
* Ghi chú: Theo bảng thống kê trên, ta thấy các nước Ả Rập Trung Đông đã sản xuất đến 65% tổng số lượng dầu hỏa. Nhưng phần lớn đều đã nằm trong vòng tay thao túng của Mỹ!
Hiện nay, chẳng phải chỉ một mình Irak bị thảm họa xâm lăng và dân chúng bị chết chóc hằng ngày vì mục tiêu dầu hỏa của Mỹ. Ngòai ra, còn hai nước nhiều dầu hỏa khác, thành viên quan trọng của khối OPEP, là Venezuela ( nam Mỹ) và Nigeria (Phi châu) cũng đã bị bàn tay của Mỹ khuấy động khiến cho trở nên bất ổn triền miên. Nên nhớ: năm ngóai tổng thống Venezuela đã bị bàn tay CIA Mỹ đảo chánh. Nhưng cuộc đảo chánh này chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 24 giờ. Cuối cùng TT Venezuela đã trở về ngôi vị cũ. Tuy nhiên, từ đó đến nay những cuộc biểu tình gây rối lọan trên đường phố vẫn thường xảy ra…Từ đó, theo nhận định của Olivier Appert, chủ tịch viện nghiên cứu dầu hỏa của Pháp (Institut françcais du pétrole. Viết tắt: IFP):” Từ đó không còn một giới hạn nào cho giá dầu nữa!”…
Khỏang tháng Chín năm ngóai, không hiểu tại sao bỗng nhiên tổ chức OPEP đơn phương tuyên bố giảm thiểu mức sản xuất dầu, để cho giá dầu tăng vọt lên, khiến dư luận thế giới sôn sao. Sau đó Ali al- Nouaimi, bộ trưởng dầu hỏa của Ả Rập Seoudite, lại lên tiếng trấn an, bằng cách tuyên bố sẽ hạ giá mỗi thùng dầu thô 1,5 đô la. Thật là đơn giản, nhưng vô cùng khó hiểu?!
Nhưng theo lời giải thích của Jean- Marie Chevalier, chủ tịch trung tâm nghiên cứu chính trị địa lý (géopolitique) về năng lượng và các nguyên liệu thô (des matìeres premìeres) thuộc viện đại học Paris- Dauphine, ta được biết: mãi lực của các nước thuộc nhóm OPEP bị suy yếu vì giá đồng đô la sụt giá thấp hơn đồng Euro. Trong khi đó hầu hết các nước này lại bị áp lực về dân số (démographique) rất nặng. Nên họ phải kiếm thêm tiền để mua lấy sự an ninh xã hội!
Từ lâu ai cũng biết các nước sản xuất dầu hỏa trong khối OPEP đều chơi trò bịp, cứ đơn phương âm thầm sản xuất vượt mức chỉ tiêu (quotas) đã ấn định chung. Nhưng vì vị trí chính thức của họ trong một tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn lao, quan trọng trên thị trường thế giới, nên đã chẳng có một ai dám phản ứng gì!
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG CỘNG
Giá dầu sẽ ngày càng gia tăng. Ngòai những nguyên nhân đã nêu trên, còn có thêm lý do khác là nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa của TC bất ngờ trở nên rất cao. Nền kỹ nghệ của TC họat động tòan bộ và tòan thời để sớm thực hiện ước mơ sản xuất các lọai ô tô cá nhân, có thể lên đến con số hàng triệu triệu chiếc, mặc dù chỉ để cung ứng cho thị trường nội địa. Cộng thêm vào đó là sự bành trướng mạnh mẽ của Ấn Độ trong thời gian gần đây. Hiện Ấn Độ đang thiết lập hàng chục ngàn cây số đường xa lộ với mong ước sớm bắt kịp bước tiến của nước láng giềng. Từ lâu các nước sản xuất và những đại công ty buôn bán dầu hỏa vẫn mong ước cho các nước kém mở mang (tiers-monde) phát triển mạnh, để họ có thể tiêu thụ hết những sản phẩm của họ ra ngòai khu vực Tây phương. Vì mức tiêu thụ của những nước này đã bị đóng khung trong những qui họach sẵn. Nhưng ngược lại, bây giờ trước sức phát triển dữ dội của TC, các nước này nhận thấy họ đã bị vướng mắc nhiều khó khăn hơn là lợi nhuận thương mãi. Ngòai ra, giá dầu còn bị phụ thuộc vào mức độ phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, theo Claude Mandil, người ta vẫn không có quyền khước từ, không bán dầu thô cho TC và Ấn Độ. Hơn thế, người ta cũng không thể yêu cầu hai nước khổng lồ này phải giới hạn mức tiêu thụ dầu quá lớn lao của họ.
Bởi vì trong phạm trù tiêu thụ dầu hỏa, Trung Cộng vẫn không phải là một nước độc nhất vung phí nguyên liệu thiên nhiên của nhân lọai một cách quá đáng. Trên phương diện này, thực sự, cả thế giới ai cũng biết Hoa Kỳ mới đáng bị tố cáo hơn hết. Từ bao nhiêu năm nay, trước tình trạng báo động về dầu hỏa, HK vẫn tiếp tục ngày càng gia tăng mức tiêu thụ không giới hạn. Điển hình đặc biệt nhất về sự vung phí nhiên liệu quá đáng chỉ để phục vụ cho những mục tiêu khóai lạc cá nhân của người Mỹ là những kiểu xe SUV ( sport utility vehicle) khổng lồ 4x4, hiện thời rất thịnh hành khắp nước Mỹ (uống săng như mấy bợm nhậu, không biết mấy cho vừa!). Ngòai sự hoang phí nhiên liệu, khiến giá dầu thô tăng vọt, và gây ô nhiễm môi sinh, chính phủ Bush Con lại còn thi hành chính sách giảm thuế, khuyến khích dân chúng xài lọai xe này nhiều hơn, với mục đích rõ rệt là chỉ để yểm trợ cho túi tiền của các đại công ty ô tô ở Detroit.
Để trả lời cho thái độ bât mãn khắp nơi trên thế giới, đồng thời bày tỏ lập trường chống lại thỏa ước Kyoto, nhắm giới hạn sự phóng uế chất CO2 trong vũ trụ, TT Bush Con còn khẳng định “ Lối sống của dân Mỹ không thể chuyển hóa được!”
Tóm lại, mặc dù hiện nay, thế giới đang đứng trước cuộc khủng hỏang dầu hỏa trầm trọng, chính sách của Mỹ vẫn không thay đổi, không uyển chuyển như thái độ mềm dẻo của các quốc gia Tây phương trong cựu lục địa Âu châu. Trong khi các nước Tây Âu thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, ngược lại chính phủ Mỹ vẫn cứ lo bảo đảm an ninh cho sự tận dụng nguyên liệu. Theo con số thống kê chính thức của ngành dầu hỏa, mức tiêu thụ trung bình của mỗi người dân Mỹ là 3,7 tonnes (tấn, thùng). Nếu so với mức tiêu thụ của dân Âu Châu thì nhiều hơn đến 2,4 lần và nhiều hơn mức tiêu thụ của Ấn Độ tới 37 lần!
Trước hiện trạng này, một chuyên gia về dầu hỏa ở Âu Châu đã tuyên bố nguyên văn:” Les Americains savent que la dernière goutte de pétrole sera pour eux!” ( Người Mỹ biết rằng giọt dầu cuối cùng sẽ thuộc về tay họ!). Vậy, hậu quả không thể tránh khỏi của chính sách này sẽ xảy ra trước mắt nhân lọai là: nước Mỹ sẽ rút hết chất lỏng trong lòng đất của quả địa cầu!
Hiện nay, trên khắp mặt địa cầu, các giếng dầu đều đã phải họat động liên tục không ngừng cả ngày lẫn đêm, để đủ cung ứng kịp thời cho mọi nhu cầu. Hiện nay, số lượng dầu thô phải sản xuất mỗi ngày đã lên tới 75 triệu thùng. Phần sản xuất bổ túc thêm được ước lượng khỏang 2 triệu thùng. Đa số đều do các nước sản xuất dầu thuộc vùng Vịnh và nước Ả Rập Saoudite cung cấp. Như vậy chứng tỏ khả năng sản xuất dầu vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu cần dùng mỗi ngày, vì lý do đầu tư và thời gian. Ngòai ra, còn do khả năng lọc dầu rất kém. Đáng kể nhất là con số đầu tư trong ngành lọc dầu của HK rất thấp, so với nhiều nước khác. Theo Claude Mandil, ngành lọc dầu ở HK đã không được đầu tư mạnh mẽ. Do đó nguy cơ dân Mỹ sẽ phải đứng xếp hàng dài dài để chờ mua săng rất dễ xảy ra bất cứ lúc nào!
NHỮNG KHỦNG HỎANG SẮP TỚI
Theo các chuyên gia dầu hỏa, tình trạng căng thẳng này có thể sẽ còn kéo dài mãi mãi đến cả chục năm sau. Ngọai trừ, trong thời gian ngắn hạn, sự phục hồi kinh tế của TC và HK và các nước kỹ nghệ khác trên thế giới không bị thất bại.
Theo Frédéric Lasserre, một chuyên gia ngành nguyên liệu thô, tiên đóan, khi muốn sửa sai chính sách đầu tư để chấn hưng ngành sản xuất dầu cho đúng mức, người ta cần phải mất một thời gian đáng kể. Việc thiết lập một nhà máy lọc dầu tối tân, hay việc chuẩn bị khai thác một giếng dầu đòi hỏi phải mất nhiều năm. Ngòai ra, việc tái khởi động những công ty dầu hỏa ngọai quốc tại các quốc gia vùng vịnh hiện nay đang gặp nhiều trở ngại khó khăn về mặt chính trị và tôn giáo tại địa phương. Đáng kể nhất là các nước như Ả Rập Seoudite , và Iran v.v… Còn các nước khác như Irak hay Nga Sô, các công ty dầu hỏa ngọai quốc thường không dám đầu tư , vì sợ mất vốn.
Vậy, kết luận, ta thấy sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất dầu hỏa trên thị trường tòan cầu vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng, và có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài hàng chục năm nữa trong tương lai. Như chúng ta đã biết, chẳng những thị trường dầu hỏa vốn có tính “bốc hơi” (volatil) tự nhiên, tức có tính cách “ vô thường”, lại còn bị lệ thuộc trục tiếp bởi những lọai biến cố bất ngờ như đang diễn ra ở Irak, nên rất dễ khiến cho tỷ lệ hiểm họa càng thêm gia tăng. Cộng thêm vào đó, sự khô cạn và tàn lụi của những giếng dầu trên đất liền (onshore) của Mỹ và miền Bắc Hải, đã khiến cho mức sản xuất dầu trên thế giới càng ngày càng bị lệ thuộc thêm vào các quốc gia sản xuất trong khối OCDE, vốn là những nước mà nền công lý và chính trị thường bất ổn định.
Tuy nhiên, hiện nay nhờ tổng số lượng dự trữ dầu hỏa tòan cầu hãy còn cao, nên còn có khả năng bảo đảm được sự an tòan cung cấp dầu hỏa trong tương lai một vài thập niên nữa!
GIÁ DẦU CAO, TÌM KHÓANG SẢN MỚI
Căn Cứ trên những nghiên cứu của Aspo, một nhóm khoa học gia địa chất (géologues) đã về hưu và họat động độc lập, người ta được biết sự khai thác dầu hỏa sẽ đạt tới cao điểm trong khỏang thời gian từ năm 2007 đến 2012. Từ đó người ta bắt đầu phải đặc biệt quan tâm đến số lượng dự trữ dầu hỏa trên thế giới. Nếu chiếu theo mức độ sản xuất và tiêu thụ trong năm 1973, tổng số lượng dự trữ dầu của thời điểm ấy có thể còn dùng đủ trong vòng 30 năm, tức cho đến năm 2003 mới hết!
Ngày nay, tính trên mức sản xuất và tiêu thụ hiện thời, số lượng dầu dự trữ có thể còn đủ xài thêm 40 năm nữa. Sự giải thích này, theo tôi nghĩ, có lẽ đã dựa trên “phép lạ” của khoa học về địa chất, kinh tế và kỹ thuật cơ khí. Nhưng, theo lời giải thích của Christophe de Margerie, chủ nhân công ty khai thác dầu Total:” Hiện nay số lượng dầu đang khai thác không thay đổi bao nhiêu. Nhưng càng ngày người ta càng gia tăng khai thác thêm, lấy nhiều dầu hơn, từ 30 tới 35%. Đó mới là nguyên nhân đáng lo ngại !.”
Năm 1978, dù với những tiến bộ kỹ thuật rất đáng kể, khả năng của một dàn khoan chỉ mới đạt đến mức đào sâu tới 312 mét dưới lòng đất, song bây giờ, một dàn khoan tại vùng vịnh Mễ Tây Cơ ( golfe du Mexique) đã đạt được mức kỷ lục, sâu tới 2.197 mét. Tuy nhiên vẫn chẳng còn ai trông mong gì có thể tìm được một quặng dầu lớn như ngày xưa nữa!
Hiện thời, tuy giá dầu gia tăng là điều rất đáng phàn nàn. Nhưng, thực ra nó cũng có một lợi ích quan trọng là giúp cho các nhà buôn dầu hỏa có thêm khả năng tài chính để đạt được việc khai thác những giếng dầu nằm trong những vùng xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận, và rất tốn kém. Thí dụ những vùng rừng núi hoang vu, những vùng bắc bán cầu, nơi mà các tảng băng đã đóng thành những quả núi đá lớn, lởm chởm từ thuở khai thiên lập địa. Hoặc khai thác chất trầm tích sa ( sables asphaltiques) có chứa chất “bitum”, “asphale”, để trải đường, nằm trong vùng Alberta , thuộc Canada. Theo Jean-Marie Chevalier, năm ngóai, số lượng dự trữ đầu thô trên thế giới đã tăng lên được 18%, là nhờ vào sự khai thác chất trầm tích sa ( sables asphaltiques) ở Canada.
Hoặc những chất dầu cực nặng ( huiles extralourdes) trong vòng đai Orénoque ở Venezuela (thuộc Nam Mỹ châu la tinh). Số lượng dự trữ chất dầu cực nặng trên quả địa cầu vô cùng vĩ đại, và có công năng rất tốt không kém chất dầu thô ở Trung Đông. Nhưng chất dầu này lại rất khó chiết xuất. Vì nó đặc quánh, không thể bơm lên như một chất lỏng thông thường. Muốn lấy chất ấy lên khỏi quặng, trước hết người ta phải tìm cách nào khiến cho nó chảy ra thành thể lỏng ngay trong lòng quặng!
NHỮNG CHẤT THAY THẾ
Theo ước tính của một chuyên viên công ty Shell, hiện thời số lượng dầu thô dự trữ trên thế giới có khỏang 1.200 tỷ thùng. Nhưng, con số này đã không có tính thuyết phục bao nhiêu. Ngược lại nó còn khiến cho nhiều chuyên gia về dầu hỏa trên thế giới sinh ra lo ngại hơn. Vì nước Ả Rập Seoudite là nơi sản xuất nhiều dầu hỏa nhất, lại cũng là nơi mà chính sách dầu hỏa rất mập mờ, không có gì chính xác nhất. Đồng thời, từ xưa đến nay, không một ai trên thế giới này biết được rõ ràng chính sách dự trữ dầu hỏa của Nga Sô như thế nào. Đối với Nga, có lẽ đây là một yếu tố chiến lược cực kỳ quan yếu, có khả năng giúp Nga Sô đánh bại Mỹ trong cuộc chiến dầu hỏa, khi giọt dầu cuối cùng đã bơm lên khỏi lòng đất.
Vả chăng, hiện nay cũng không một ai tiên đòan được chắc chắn đến bao giờ thì các giếng dầu sẽ khô cạn. Nhưng, theo Christophe de Margerie, sau thế kỷ này chắc có thể dầu thô sẽ biến mất trên thị trường. Do đó từ nay người ta chỉ còn kỳ vọng vào những khám phá mới, để thay thế chất dầu hỏa. Nhiều khoa học gia đã bắt đầu phải nghiên cứu, tìm những chất liệu thay thế. Song ai cũng biết chắc chắn rằng những khám phá mới ấy, nếu có, cũng không thể nào tiện lợi bằng chất dầu hỏa.
Trong tương lai rất gần, người ta nhận thấy, khi dầu hỏa đã cạn, nhân lọai sẽ phải dùng khí đốt ( gaz), năng lượng nguyên tử (nucléaire), hoặc những chất năng lượng tái dụng, và bắt buộc phải áp dụng chính sách tiết kiệm năng lượng. Hiện chất Gaz đã được coi như một nhiên liệu đốt có nhiều khả năng nhất để thay thế dầu hỏa. Tuy chất Gaz sạch hơn dầu,nhưng phí tổn chuyên chở Gaz lại rất đắt. Đắt hơn dầu gấp 7 lần!
Nên biết, hiện nay chính phủ Ấn Độ đã ra lịnh cho tất cả các lọai xe Taxi và chuyên chở công cộng ở thủ đô New Delhi đều phải chạy bằng Gaz. Kế đó là Than ( carbon). Nhưng chất than sẽ gây nên rất nhiều ô nhiễm và tạo ra các vấn đề có hại cho sức khỏe của con người. Với kỹ thuật tân tiến, hiện nay người ta đã có thể chế biến than thành một chất lỏng , gọi là: THAN LỎNG ( coal to liquid). Trên thế giới, Trung Hoa là một nước có nhiều mỏ than vĩ đại nhất, và đã đóng vai trò độc chiếm thị trường than khắp mặt địa cầu. Nên nhà cầm quyền TC đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp chế biến than thành chất lỏng để thay cho dầu hỏa.
Ngòai ra còn có điện năng (électricité), lấy bằng ánh sáng mặt trời, hoặc nguyên tử năng (nucléaire) v.v…
CHIẾN TRANH DẦU HỎA ĐÃ DO MỸ MỞ MÀN!
Khi nhân lọai sắp bước vào giai đọan hấp hối của ngành dầu hỏa, một sự kiện quan trọng hiển nhiên nhất, chắc chắn sẽ xảy ra là: ” Những kẻ nào kiểm sóat được sự sản xuất và phân phối dầu hỏa trong thời gian những năm ấy sẽ chính là những kẻ nắm trong tay một quyền lực vô song!”.
Có biết được như thế, chúng ta mới không còn thắc mắc gì, khi thấy từ mấy năm nay TT Bush Con và phe nhóm Do Thái của PTT Dick Cheney đã tìm mọi cách- kể cả nói láo, bịa chuyện vũ khí hóa học, giết người hàng lọat (WMD) của Sadam Hussein- để xua quân đánh chiếm những giếng dầu của Irak. Khi bị thế giới công phẫn, phản đối TT Bush Con và phe nhóm cầm quyền trong nhà trắng bèn nói lái sang khía cạnh khác, cho rằng: Mỹ và đồng minh đem quân đến đánh chiếm Irak để đem lại tự do và dân chủ cho dân Irak v.v… Khi nghe được những chiêu bài tuyên truyền kiểu ấy, dù một kẻ tâm thần trì độn đến đâu, cũng phải nhận ra ngay tính chất ngụy biện gian trá tiềm ẩn bên trong. Mục đich chính của TT Bush Con là độc chiếm các giếng dầu của Irak. Nên biết thêm, dù nước Mỹ đã không xảy ra biến cố ngày 11.9 của Oussama Ben Laden, vẫn có nhiều dấu hiệu và bằng cớ cụ thể , chứng minh cho thấy cha con TT Bush và phe nhóm cai trị trong nhà trắng vẫn sẽ xua quân đánh chiếm Irak như thường!
Ngòai Irak, trong tương lai gần, Venezuela và các nước có dầu hỏa nhiều như Iran… đều sẽ không thóat khỏi con mắt cú vọ của những tay tài phiệt, chuyên sống bằng nghề buôn giàu hỏa, đang cầm quyền lãnh đạo nước Mỹ, như cha con TT Bush. [ Ghi chú: muốn biết rõ hơn về cha con TT Bush , xin xem thêm quyển: The family/ Les Bush của Kitty Kelley].
Mặt khác, TT Bush và nhóm cầm quyền trong nhà trắng còn tỏ ra đặc biệt thèm khát các giếng dầu của Iran. TT Bush đã nêu lên nhiều lý cớ và đã lăm le xua quân đánh chiếm Iran, nếu không bị sa lầy ở chiến trường Irak.
Nói đến Iran, nguồn dầu hỏa của xứ này từ lâu đã khiến các chính phủ Mỹ , tiền nhiệm của cha con TT Bsuh phải dòm ngó, mong chiếm đọat bằng mọi cách, kể cả dùng võ lực giết chóc bạo tàn. Để chứng minh điều này, chúng tôi xin cung cấp một số dữ kiện lịch sữ cận đại để bạn đọc tùy nghi suy ngẫm.
Theo tiết lộ của báo New York Times công bố ngày 16. 6. 2000, chính phủ HK đã dùng bàn tay của CIA để đảo chánh thủ tướng Iran, là Mohammad Mossadegh, vào năm 1953. Với chỉ dẫn này chúng ta hãy cố thử tìm hiểu xem do nguyên nhân nào?
Thời đó thủ tướng Iran là Mohammad Mossadegh. Ông vốn là một nhà yêu nước cực đoan, đóng vai thủ lãnh của Mật Trận Quốc Gia Iran ( Front National). Mặt trận này thành lập từ năm 1949. Ông chủ trương phải quốc hữu hóa (nationalisation) tòan bộ kỹ nghệ dầu hỏa, lúc bấy giờ đang nằm trong tay của đế quốc Anh.
Năm 1951, quốc vương Iran là Chah Mohammad Reza Pahlavi, đã phải cử ông Mossadegh lên làm thủ tướng để thực hiện kế họach quốc hữu hóa kỷ nghệ dầu hỏa, và vì thế mở ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng với chính phủ Anh. Lập tức chính phủ Anh trả đũa, tổ chức phong tỏa dầu hỏa của Iran, đồng thời tìm mọi cách để lật đổ thủ tướng Mossadegh.
Trước cảnh ngao cò tranh nhau, HK giả vờ đứng ngòai cuộc, và ra vẻ ôn hòa, khuyên Anh nên chấp nhận sự quốc hữu hóa và chỉ nên tìm cách điều đình, ôn hòa, và thỏa hiệp với Iran, chớ không nên tấn công đánh chiếm Iran. ( theo như kế họach dự tính sẽ diễn ra vào tháng 9.1951).
Chánh phủ Anh nghe lời khuyên của Mỹ, đình chỉ kế họach tấn công bằng võ lực. Đến tháng Giêng 1953, khi chánh phủ Harry S. Truman mãn nhiệm, một số đông các nhà lãnh đạo Mỹ mới bắt đầu tỏ ra chuyển hướng tư tưởng, nhao nhao lên tố cáo Mossadegh là một chướng ngại của hòa bình và là nguyên nhân của tình hình bất ổn chính trị ở Iran. Hơn thế, chính giới Mỹ còn phóng đại , coi Iran như một hiểm họa thực sự , đang đứng sau bức màn sắt ( rideau de fer) của Nga Sô.
Đến tháng 11.1952, không bao lâu sau khi đắc cử tổng thống, tướng Dwight D. Eisenhower được các giới chính trị đưa ra đề nghị nên đảo chánh TT Mohammad Mossadegh của Iran.
Đến tháng 3.1953, HK đã dùng bàn tay của CIA thực hiện cuộc đảo chánh thành công, lọai bỏ Mossadegh, nhưng vẫn giữ quốc vương Shah Mohammad Reza Pahlavi tại vị để làm bù nhìn, tha hồ cho HK khai thác dầu hỏa của của Iran…
Nhưng than ôi, dù đã cam tâm làm tay sai ngoan ngõan cho Mỹ, làm giàu cho các nhà tài phiệt Do Thái ở Mỹ, nhưng Shah Pahlavi vẫn không thóat khỏi bị HK đâm sau lưng những nhát chí tử. Ngày 16.1.79, sau khi bị Khomeni về nước lật đổ ngai vàng, Shah Pahlavi lúc đó đang mắc bịnh ung thư trầm trọng phải đem vợ con đi lưu vong. Nhưng khi xin vào đất Mỹ tạm trú, để chữa bịnh người Mỹ đã xua đuổi thẳng tay!...
Tóm lại, tuy bây giờ cuộc chiến tranh dầu hỏa có tính cách tòan cầu chưa xảy ra.Nhưng các cuộc chiến tranh chiếm dầu hỏa từng vùng, từng địa phương đã do Mỹ thực hiện từ nhiều năm qua rồi. Ta hãy kiên nhẫn chờ xem các diến tiến kế tiếp! ♣
ĐẶNG VĂN NHÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét