Biên khảo của ĐẶNG VĂN NHÂM
CỰC KỲ NGHỊCH LÝ: CÀNG VĂN MINH TÍN NGƯỠNG CÀNG MẠNH
Chứng minh cụ thể nhất về tính bất khả phân ly giữa TÔN GIÁO & CHÍNH TRỊ cùa loài người, không gì bằng xem kỹ đồng "ONE DOLLAR" của Mỹ. Mặt trước, hình Washington biểu trưng cho CHÍNH TRỊ.mặt sau, có hình tam giác cụt bên trên có hình mặt trời với hàng chữ" IN GOD WE TRUST biểu trưng cho chính trị. |
Theo con số của ngân hàng thế giới, các nước đang phát triển sống dưới mức độ 1 USD mỗi ngày đã từ con số 28% vào năm 1990 đến năm 2002 tụt xuống chỉ còn 22% mà thôi.
Theo định lý thông thường, khi quốc gia phồn thịnh hơn, giáo dục trí tuệ con người càng cao hơn và tinh thần tự do chính trị càng rộng rãi hơn. Như vậy, chắc hẳn lòng tín ngưỡng của con người phải nguội nhạt đi?! Nhưng không !
Theo một số nhà nghiên cứu, trong thời kỳ tân tiến hóa nền kinh tế và chính trị gấp rút nhất, trong vòng từ 30 đến 40 năm gần đây , người ta nhận thấy sự u mê tín ngưỡng vẫn còn cao độ. Theo sách ” World Christian Encyclopedia”, 2 giáo phái: Thiên Chúa La Mã ( Catholicisme) và Cơ Đốc Giáo, hay Tin Lành ( Protestantisme) cùng với 2 tôn giáo lớn nhất khác trên thế giới là Hồi Giáo (Islam) và Ấn Giáo ( Hindouisme), người ta nhận thấy từ năm 2000 con số tín đồ gia tăng nhiều hơn, so với tỷ lệ dân số toàn cầu khoảng một thế kỷ trước đó. Vào đầu TK XX , 50% dân số toàn cầu theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành hoặc Hồi giáo hay Ấn Giáo. Đến khoảng đầu thế kỷ XXI, con số tỷ lệ ấy đã nhảy vọt lên tới 64% và trong tương lai gần nhất là khoảng năm 2025, không chừng nó sẽ lên đến 70% ! Những dữ kiện này , chúng tôi đã tìm thấy trong ” World Values Survey”, qua cuộc điều tra thế giới về giá trị và tư thế của các công dân trên 80% quốc gia đại biểu cho 85% dân số toàn cầu để xác minh sự canh tân tôn giáo. Không phải chỉ có gia tăng luật lệ tôn giáo mà còn phát triển cả tinh thần tín ngưỡng.
Trong những nước đông dân số nhất và hiện đang còn gia tăng dân số mạnh nhất trên thế giới như: Ba Tây ( Besil) , Trung Hoa( Chine) Nigueria, Nga Sô ( Russie) Nam Phi, và Mỹ Quốc... trong vòng 1990 đến 2001, người ta đã nhận ra lòng mộ đạo lan tràn trong quần chúng Riêng tại Mỹ, những cuộc điều tra của Times Mirror Center và cơ quan PEW Research Center trong vòng 10 năm ( 1987-19997) sự gia tăng lòng tín ngưỡng của Mỹ đã lên đến tỷ lệ 10%. Ngay trên cựu lục địa Âu Châu, ngừơi ta cũng ghi nhận có sự phát triển tinh thần tín ngưỡng.
Sự kiện tin vào quyền lực của thượng đế như vậy chứng tỏ sự tự do trên thế giới đã có tiến bộ. Nhờ có làn sóng ” dân chủ hóa” (démocratisation) lần thứ 3 xảy ra giữa nửa các năm 1970 và đầu các năm 1990, cùng với những đợt sóng nhẹ khác kế tiếp, mà dân chúng thuộc hàng chục quốc gia đã được tìm lại được những tự do chính trị mà họ đã bị tước đoạt từ năm 1950 cho đến 1960. Nhất là tại các nước CS , như Việt Nam, Trung Hoa, Cuba, Miến Điện, Bắc Triều Tiên... tinh thần vô tôn giáo đã bị áp đặt bằng cường lực. Trong những nước khác như : Thổ Nhĩ Kỳ thời Ataturk, Ấn Độ thời Nehru, hay Ai Cập thời Nasser, tinh thần vô tôn giáo đóng vai trò hợp pháp , bởi các nhân vật ưu tú của các quốc gia ấy đang nuôi dưỡng ý muốn canh tân hóa đất nước theo chiều hướng văn minh. Ngoài ra cũng còn bởi ý muốn của các đấng cha già lập quốc ( père fondateur de ce pays) . Trong các quốc gia Châu Mỹ La Tinh những nhà độc tài cực hữu, đôi khi có sự thỏa hiệp của các tổ chức Thiên Chúa Giáo, để áp đặt chặt chẽ những hạn chễ ảnh hưởng của phong trào tín ngưỡng bình dân mà đặc biệt là thuyết thần học về giải phóng ( théologie de libération ) và những giáo phái cơ đốc ( ”sectes” protestantes). Đến cuối những năm 1990, dưới hiệu quả của sự giải phóng hóa ( libéralisation), sự chi phối của tôn giáo trên đời sống chính trị đã đạt đến mức độ đáng kể trong những quốc gia như Ấn Độ,Mễ Tây Cơ, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nam Dương.Ngay cả tại Mỹ quốc, ảnh hưởng của giáo phái Phúc Âm ( Évangelique) tràn ngập trong đảng Cộng hòa ( Republique) đã gia tăng đáng kể vào những năm 1980 và 1990, xuyên qua sự ủng hộ ứng cử viên tổng thống.
Nhiều quan sát viên bầu cử TT Mỹ đã nhận ra nguồn cường lực tôn giáo mạnh như vũ bão đã tràn dâng trong phạm trù chính trị , khiến cho ứng cử viên cùa đảng Cộng Hòa là G.W Bush rất tầm thường và hoàn toàn bất xứng trong mọi địa hạt, thế mà lại đạt được kết quả vinh quang như một nhân vật cực kỳ ưu tú của dân tộc Mỹ. Trong cuộc vận động bầu cử tập thể quần chúng (mobiliser les masses) của tín đồ giáo phái Phúc Âm, ứng viên G. W. Bush đã hiện ra như một thứ ” biểu tượng thiêng liêng” ( symbole sacré ). Trong một cuộc điều tra vào năm 2002 do cơ quan PEW Global Attitudes Project, 91% dân Nigeria và 76% dân Băng Gan (Banglades) cho biết họ sẵn lòng chọn các ứng viên tôn giáo vào những chức vụ cầm quyền chánh trị. Giống như vậy, vào tháng 6. 2004, một cuộc thăm dò dư luận thực hiện trong 6 quốc gia Ả Rập, cũng đã cho thế giới biết rằng:” Đại đa số quần chúng được tham khảo ý kiến cho biết họ mong ước thấy những nhân vật tín ngưỡng đóng vai trò lớn lao trong trong lãnh vực chính trị”.
Cũng trong cuộc điều tra này, người ta còn biết thêm đa số tương đối hay đa số tuyệt đối dân Marocains, Saoudiens, Jordaniens, và Emirates...đều đòi hỏi ứng viên chính trị phải là người có tín ngưỡng Hồi Giáo.
Mặt khác, trong sự tiến bộ về tự do, dân chủ của các nước Nam Mỹ như Ba Tây ( Bresil) Guatemala, và Nicaragua...vào giai đoạn gần đây, các nhà quan sát thế giới đã khám phá ra nguyên nhân chính là nhờ vào sự yểm trợ mạnh mẽ, đông đảo của lực lượng tín đồ giáo phái Phúc Âm Évangélique).
Nên biết trong thời gian thập niên gần đây, giáo phái Phúc Âm tại Hoa Kỳ đã thoát xác và tiến nhanh trên con đường canh tân tôn giáo và hiện đại hóa theo trào lưu văn minh chung của nhân loại. Do đó số tín đồ cùa các tôn giáo khác đã cải đạo rầm rộ theo giáo phái Phúc Âm ngày càng đông vô số kể! Cùng một khuynh hướng canh tân tôn giáo như thế ở Mỹ , người ta còn thấy ở Ấn Độ có Hindutva, giáo phái Hồi Giáo Salfiste và Hồi giáo Wahhabite (của Wahhab,lập ra ở bán đảo Ả Rập, TK. XVIII) ở Trung Đông, đạo Pentecôtisme ( tái hiện đại hóa giáo hội nguyên thủy) ở Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh Cũng như giáo phái” OPUS DEI” (tác phẩm của thượng đế) . Riêng trong giáo phái Chính Thống ( Orthodoxe) đã bùng nổ ra một khuynh hướng mới là Néo-Orthodoxies...
Nói về đảng phái chính trị lớn lao tại các quốc gia đông dân số trên thế giới, thiết tưởng mọi người nên biết tổ chức Vishwa Hindu Parishad, thành lập năm 1964, đã được ”Ấn hóa” trở thành nền tảng thành công thành công vĩ đại cho đảng Gharatiya Janata (BJP- đảng của dân tộc Ấn , 1990). Trong số những tổ chức tương tự tại các quốc gia Hồi giáo ta thấy có : Huynh đệ Hồi Giáo ( Frères Musulmans )của Ai Cập (hiện đang chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện Ai Cập qua cuộc bầu cử mới đây, hồi tháng Giêng năm 2012) và Jordanie, tồ chức Hamas trong lãnh thổ Palestiene, Hezbollah của Liban, và tổ chức Nahdlatul Ulama, ở Nam Dương. Ở Ba Tây giáo phái Pentecotisme đã thành lập được một nhóm đại biểu trong quốc hội gồm 10% tổng số dân biểu.
Hiện nay,giáo phái Tân Chính Thống ( Néo-Orthodoxe) đã hoạt động thuần thục như một đảng phái chính trị, nhưng liệu có thích nghi với chủ thuyết dân chủ hay không , người ta còn phải chờ xem khi họ hành xử quyền chính trị. Nhưng qua kinh nghiệm thực tế , ai cũng biết những phần tử mê tín cực đoan ( extrémistes religieux ) có thể dám đốt cháy giai đoạn ( court- circuiter) dân chủ để chiếm chánh quyền và để loại trừ những phần tử vô tín ngưỡng ( non-croyants). Mối nguy hiểm khác của sự chính trị hóa tôn giáo ( politisation de la religion) là nó sẽ gây ra nội chiến.
Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2000, người ta nhận thấy mối hiểm họa nội chiến do chính sách ” chính trị hóa tôn giáo” gây nên có thể đạt tới tỷ số 43 %. Trong khi đó, vào thập niên 40-50, hiểm họa này chỉ lên đến 25% là cùng!
TÔN GIÁO: ĐỘNG CƠ XÚC TÁC CHÍNH TRỊ CỰC MẠNH
Tuy nhiên, nên biết, nếu những kẻ lãnh đạo mà thuộc loại cực đoan tín ngưỡng lại trở nên một động cơ xúc tác cực mạnh trong hầu hết các vụ mưu sát tập thể hay những vụ khủng bố qui mô vĩ đại có tầm vóc quốc tế. Thí dụ như vụ tấn công Wolrd Trade Center , Nữu Ước, hay những vụ đánh bom bi và bom lân tinh của quân Do Thái xuống những vùng dân Palestine trú ngụ v.v...
Nhưng các bức tranh thời cuộc đẫm máu ấy vẫn không phải hoàn toàn có tính cách tiêu cực đâu. Tôn giáo đã từng tích cực thúc đẩy hàng triệu nhân mạng nổi lên chống lại các chế độ độc tài ( régimes autoritaires), mở ra thời kỳ chuyển tiếp trước khi bước sang chế độ dân chủ, bảo vệ nhân quyền (défendre les droits de l’homme) và xóa bỏ những vết thương đau đớn của con người.
Trong T.K. XX các hoạt động tín ngưỡng đã từng giúp dân chúng các nước Châu Mỹ La Tinh, Đông Âu, các nước cận vùng sa mạc Sahara và Á Châu để chấm dứt thời kỳ thuộc địa tiến lên con đường dân chủ tự do. Sau công đồng Vatican II , giáo hội TCG La Mã đã đóng vai trò cực kỳ khó khăn trong việc chống lại các chế độ độc tài và chính thức hóa khát vọng dân chủ của tập thể quần chúng. Người ta nghĩ hiện nay chưa chắc gì các phong trào tôn giáo có thể thành công tốt đẹp hơn trong công cuộc đem đến được một nền tự do bền vững lâu dài như thế. Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã với thể chế trung ương tập quyện cực mạnh đã trở nên một đối lực cạnh tranh đáng nể đối với với nhà nước (État), và tính chất thể chế truyền thống của Thiên Chúa giáo đã giúp cho giáo hội dễ dàng hội nhập thích nghi với các đường lối dân chủ .
Trong khi đó, ngược lại, Hồi Giáo và giáo phái Pentecôtisme lại không được thống nhất qui tụ dưới tay một lãnh tụ hay một chủ thuyết ( doctrine) nào có khả năng đáp ứng cấp kỳ trong những cuộc phát triển kinh tế xã hội. Các giới thẩm quyền tôn giáo địa phương thường có khuynh hướng cải tiến triệt để hơn để bù đắp cho những khuyết điểm tự bản thể so với nhà nước hoặc để chống chọi lại với những nhân vật đã được đặt để lên. Chặng đường tiến thân của nhà lãnh tụ trẻ tuổi, giáo phái Chiite ở Irak, tên Moqtada Al-Sadr, vốn thường xảy ra, nên chẳng có gì gọi là bất bình thường. Sự thiếu vắng một chính quyền tôn giáo tối thượng có thể giải thích cho chúng ta biết tại sao từ năm 1940, trong số 42 cuộc nội chiến có màu sắc tôn giáo thì Hồi Giáo đã tham gia đến 34 cuộc.Đáng kể hơn nữa là tại sao trong số những cuộc nội chiến ấy lại có đến 9 cuộc chém giết lẫn nhau giữa những người anh em đồng đạo Hồi Giáo?
Ta hãy nhìn vào cuộc chiến hiện nay ở Irak mà xem các chính quyền tôn giáo có thể thách chiến với những lực lượng vô tôn giáo, nhưng vẫn không tránh khỏi những cuộc đụng độ tàn bạo giữa các lực lượng cùng tôn giáo với nhau.
Cũng một cách như vậy, ngay trong nước Ấn Độ, là một nước đã có truyền thống dân chủ lâu đời, chặng đường tiến vào chính quyền của phe Quốc Gia Ấn Độ ( Nationalisme Hindou) đã chứng minh các thể chế dân chủ không thể nào luôn luôn xây dựng được trên căn bản ôn hòa. Đôi khi, vì hoàn cảnh thiếu thuận lợi, phe quốc gia cực đoan Ấn Độ đã phải dùng đến bạo lực tôn giáo để tổ chức kỳ được những cuộc bầu cử, như trường hợp của tiểu bang Gujrat vào năm 2002.
Tóm lại, căn cứ nơi những nhận xét đã nêu trên, ta có cảm tưởng hiện nay thượng đế ( có thật hay chỉ là ảo tưởng viển vông ?- Thực tế, theo tôi hoàn toàn viển vông!) dường như đang thắng thế. Trong công cuộc canh tân ( modernisation ), các hành động dân chủ hóa ( democratisation ) và toàn cầu hóa ( mondialisation) hiện đang nâng thượng đế lên hàng ưu đãi tối thượng cả trong lãnh vực chinh trị.
Với nhận xét ấy, tự nhiên tôi thầm khâm phục vô cùng triết gia Pháp Henri Bergson ( 1859-1941), chủ tịch Hội Đồng Hợp Tác QT của các nhà trí thức ờ Genève. Trong một tác phẩm triết luận nổi tiếng ” Les deux Sources de la Morale et de la Religion”, ông đã viết một một câu rất chính xác, khiến tôi không bao giờ quên.Nguyên văn như sau:”...On trouve des sociétés qui n’ont ni science, ni art, ni philosophie, mais il n’y a jamais eu de société sans religion”...( Người ta thấy có những xã hội không khoa học, không nghệ thuật, không triết lý, nhưng chẳng bao giờ có một quốc gia nào vô tôn giáo”.
Như vậy, nghĩa là vài thế kỷ gần đây trong tương lai, các tôn giáo vẫn còn tồn tại rải rác khắp nơi, mọi xó xỉnh trên mặt đất . Tinh thần con người vẫn hãy còn bị ràng buộc, ám ảnh triền miên bởi một Thượng Đế vô hình,vô tri giác, và hoàn toàn bất động chẳng khác nào một thằng ” bù nhìn” (robot) do bọn nhà quê đựng lên giữa cánh đồng!... Mặc dù trong tương lai, văn minh khoa học của nhân loại ngày càng tiếp tục khám phá ra nhiều điều tân kỳ, có khả năng đánh tan biến vĩnh viễn luôn nhiều huyền thoại siêu linh về vận chuyển của khối tinh cầu, về mặt trăng, và các hiện tượng khí hậu, thiên tai, điạ chấn v.v... Cả loạt ông trời, thần, thánh do các tôn giáo bịa sạo, nay đã bị lột mặt nạ trơ trẽn trong lãnh vực khoa học. Nhưng trong đầu óc cá nhân của giống người ngu si, mù quáng, không biết phân biệt trắng / đen...thì tôn giáo, một chất độc tố cực kỳ tai hại cho loài người vẫn còn tồn tại ,có lẽ mãi mãi đến nhiều đời con cháu sau này...
Trên căn bản của những nghiên cứu nêu trên, nếu tôi phân tách và qui nạp không sai lầm bao nhiêu, thì các thứ tôn giáo hiện hữu của nhân loại vẫn hãy còn bám trụ trong tư tưởng của mỗi con người.Trong tương lai gần, nếu số lượng nhân loại trên quả địa cầu sinh sôi, nảy nở thêm nhiều, hiển nhiên đồng thời con số tín đồ trên thống kê của mỗi tôn giáo cũng theo một tỷ lệ nào đó mà tăng trưởng lên.
Để giúp bạn đọc dễ dàng nhận ra mức độ tăng tiến tín đồ ( fidèles) của mỗi tôn giáo kể từ hiện tại cho đến nửa thế kỳ sau, tôi xin mạn phép đưa ra một biểu đồ ước tính sau đây (căn cứ trên các tài liệu của Pew Forum on Religion & Public Lifr, John F. Kennedy School of Government , Institut John M. Olin / Univ. Harvard):
1990...........................................2050
Thiên Chúa Giáo : 1747 3.052(*)
Hồi giáo (Islam): 962 2.229
Ấn Giáo: 686 1.175
Phật Giáo: 323 425
Do Thái Giáo: 13,2 16.7
*( Chú ý: số tín đồ tính trên số triệu, và Thiên Chúa Giáo kể gồm chung các giáo phái Tinh Lành, Anh Giáo, Chính Thống Giáo...)
Nhìn vào bản lược đồ trên đây , chúng ta không khỏi kinh hoàng nhận thấy trong tương lai tôn giáo của nhân loại đang trên đà phát triển hàng ngàn triệu , hàng trăm triệu, chí ít nhất cũng phài là hàng chục triệu ( Do Thái)!
Nên nhớ: Đây chỉ là con số tín đồ các tôn giáo lớn, chớ không phải là tổng số dân chúng sống trên quả địa cầu đông đúc quá mức, đến đỗi thực phâm thiên nhiên như tôm, cua, cá ... đã bắt đầu cạn hụt cách đáng lo ngại. Giả thiết, nếu nhân loại cứ tiếp tục đà tăng trưởng này, làm sao tới thế kỳ sau con người còn có đất sống?
Dù vậy, xin các bạn đừng vội lo. Đại vũ trụ này, kể tử thuở hoang sơ, đã vận hành và sẽ tồn tại miên viễn trên căn bản quân bình ( balance) và trên phép tương đối ( théorie de la relativité). Ngày xưa, dân cư còn thưa thớt, nhân loại còn ít oi, những cuộc chiến tranh tôn giáo hay nội chiến xảy ra có khi kéo dài hàng chục năm , hàng trăm năm, nhưng tồng số vong nhân cũng rất ít so với ngày nay.Vì khí giới lúc bấy giờ còn quá thô sơ và tầm sát hạt rất giới hạn. Ngược lại, ngày nay dân số đông hơn ngày xưa hàng trăm lần, nhưng bù lại các cuộc chiến tranh với đủ loại võ khí tối tân, chuyển vận cực kỳ nhanh chóng, và tầm hoạt động rất xa, tới mức liên lục điạ , có khả năng giết hàng trăm ngàn người và san bằng cả một thị trấn lớn thành bình địa trong vòng vài giây đồng hồ ( Thí dụ 2 thành phố : Hiroshima và Nagasaki...của Nhật Bản thời đệ nhị thế chiến )!
Đó cũng là một trong số vô tận những thí dụ căn bản cho tính cách vận hành theo chiếu hướng ” QUÂN BÌNH” và ”TƯƠNG ĐỒI” trong đại vũ trụ.
TÍN NGƯỠNG CÀNG MẠNH TỎ RA CON NGƯỜI CÀNG ÍCH KỶ, U MÊ, KHÔNG PHÂN BIỆT GIẢ / CHÂN!
Vậy, với sự hiểu biết ấy nếu ta đem quán chiếu vào lãnh vực tín đồ các tôn giáo hiện đang liên tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, thì ta cũng nhận thấy liền, lòng tin ngưỡng của con người ngày nay càng thêm ngu muội, tối tăm và mù quáng hơn xưa rất nhiều, mặc dù nền văn minh khoa học hiện đại rất tối tân, có khả năng lấn quyền tạo hóa trong một số lãnh vực.
Đọc sử sách Đông –Tây, Kim – Cổ, ta chưa hề tìm thấy trong lớp bụi thời gian đóng dầy cả tấc... một ông vua, hay một vị chúa tể nào của nhân loại mà còn tỏ ra u mê cuồng tín bằng cựu tồng thống G.W Bush ( còn gọi Bush con) của đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến Irak, mỗi ngày Bush Con và chính phủ diều hâu của ông ta đều phải dành ra 5 phút trước khi khai mạc để đọc kinh cầu thượng đế của ông ta và phe nhóm của ông ấy. Những kẻ ngoan đạo đó ,mỗi ngày một, lần kính cẩn, long trọng súyt soa cầu nguyện Thượng Đế của họ như vậy để xin xỏ cái gì, nếu không phải là giúp họ tiêu diệt sạch bọn kẻ thù Hồi Giáo?!
Ngược lại, vẫn theo báo chí thế giới, bên kia bờ biển Atlantique, mỗi ngày TT Irak, Sadem Husein, cũng ngoan ngoãn quì chổng mông xì sụp lạy Thượng Đế Allah Bakka của ông ta. Để van xin gì vậy? Chẳng lẽ ông tồng thống này lại dở hơi đến mức cầu xin Thượng Đế Allah Bakka của ông ta hết lòng phù hộ độ trì cho bọn kẻ thù xâm lăng G.W. Bush của đế quốc Mỹ ngày càng thêm giàu có, tiền USD chất cao như ngọn núi Everest và kho dầu hỏa, kho tiền bạc, tài sản riêng của cha con giòng họ nhà Bush đốt cháy sạch hết nhân loại và luôn cả quả địa cầu vẫn chưa hết tiền ?!
Nếu quả thật như vậy, và bắt buộc phải như vậy, nhất định không thể nào khác được, thì tôi xin mạn phép hỏi qúi bạn đọc :” Vậy, chẳng hóa ra nhân loại đã có nhiều ông trời, ( hay thượng đế) lắm sao?!”
Câu hỏi giản dị như giỡn chơi này chẳng dè đã dắt chúng ta đến câu trả lời độc nhất thuận lý, vô cùng nghiêm chỉnh và cực kỳ quan trọng: Trong mỗi con người đều có một ông Trời của riêng nó.Trong mỗi tôn giáo có riêng một ông Trời của tôn giáo ấy.
Thí dụ cụ thể như: Thiên Chúa Giáo đã có Thiên Chúa Jesus Christ, Hồi giáo có Mohammed , Allah Bakka, Ấn giáo có Dharma, Brahma, Phật Giáo có Thích Ca, Do Thái giáo có thánh Moise...Ngoài ra, mỗi giáo phái nho nhỏ, lắm người không biết đến tên, song cũng đều có riêng một vị Thượng Đế để họ phụng thờ lễ bái v.v…Thậm chí đến các giáo phái Vật Linh cũng thờ luôn cả các loại ác thú như: Cọp (gọi là Thần Hổ hay ông Ba Mươi), sư tử ( mãnh sư), rắn ( mãng xà vương), ác điểu (Thần Điêu, linh điểu), đất ( thổ thần, ông địa), hòn đá ( thạch thần), lửa ( bà hỏa, thần hỏa), gió ( thần phong),sấm sét( thiên lôi) v.v…
Như ngày nay ai cũng đã nhận thấy các ” đấng Thượng Đế” của mọi tôn giáo hiện hữu đều mang tính hoang tưởng viển vông quá sức phản khoa học. Tuy nhiên, trong tư tưởng của bọn tín đồ, mỗi Thượng Đế do tôn giáo của họ ” đẻ” ra, dù xông mùi thối tai hôi nách đến lộn mửa, đều thuộc hạng thần linh ”siêu đẳng”, bất khả xâm phạm và hầu như bất khả tư nghì !
Đó chính là một trong những nguyên nhân quan yếu nhất đã từng gây nên rất nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu khắp hoàn cầu suốt trên 2000 năm qua , không bao giờ dứt..
THẢM HỌA TÔN GIÁO LÃNH ĐẠO CHÁNH TRỊ: CHIẾN TRANH TÔN GIÁO
Muốn nắm bắt được mặt trái cực kỳ tàn ác, vô nhân đạo của tôn giáo, do những kẻ nhân danh thượng đế thực hiện với lòng cuồng tín giữa con người với con người, giữa đồng đạo,đồng chủng với nhau, nhất là đối với những kẻ khác đạo, khác trình độ hiểu biết, khác quan điểm, thiết tưởng chúng ta chỉ cần lui dần về tới thế kỷ XVI đã tìm ra đầy rẫy bằng chứng tội ác dã man khủng khiếp nhất cùa tôn giáo. Căn cứ trên lịch sử tôn giáo, thế kỷ XVI chính là một giai đoạn tôn giáo lãnh đạo chánh trị tại Âu Châu bằng chính sách độc tài và độc ác đẫm máu nhất. Các nhà bác học kỳ tài, xuất chúng như: Giordano Bruno, Galilé và thánh nữ Janne d’Arc v.v... Riêng Bruno đã bị tòa án giáo hình của TCG La Mã hành hình vô cùng man rợ, tra tấn nhục thể tàn bạo đến 22 lần và ông còn bị may kín miệng trước khi các nhà tu hành đem ông treo lên dàn hỏa thiêu sống trước công chúng tại thành Rome!
Trường hợp của bà Janne d’Arc còn ghê tởm đáng nguyền rủa hơn!
Khoảng cuối thập niên 1420, Giáo Hội TCG La Mã đã liên kết với chính quyền Anh đem quân xâm lăng Pháp. Lúc bấy giờ bà Jeanne d’Arc mới 17 tuổi (sinh năm 1412)đã chiêu mộ được một số dân quân kháng chiến chống liên quân Anh-Vatican xâm lăng. Sau một thời gian chiến đấu anh dũng, bà Janne d’Arc bị quân Anh bắt và đã toan phóng thích.Nhưng Giáo Hội TCG La Mã lại cực lực phản đối, nhất định đưa bà ra Tòa Án Dị Giáo ( hay còn gọi là tòa án giáo hình). Vì biết bà Janne d’Arc hãy còn là trinh nữ thứ thiệt, chớ không phải thứ ”đồng trinh hoài thai”(sic!) như đức mẹ Maria, nên giáo hội TCG La Mã đã kết tội bà làm ” phù thủy” rồi trói vào một cái cọc, xung quanh chụm củi để thiêu sống cho đến chết.
Tự điển The American Heritage Dictinonnary Of the English Language đã viết về bà Janne d’Arc như sau: “Joan of Arc, Saint. French name Jeanne d’Arc. Called “the Maid of Orléans,” “La Pucelle” (1412-1431). French heroine and military leader, condemned for witchcraft and heresy and burned at the stake; connonized 1920”].
Tuy nhiên về phía tập đoàn Hồi Giáo (Islamisme) và Du Già Giáo ( Judaisme) , tuy cùng chủng tộc và đồng tôn giáo , nhưng vì lý do chia rẽ nội bộ hay bất đồng khuynh hướng..., các giới tín đồ cũng hăng say tàn sát lẫn nhau vô cùng tàn bạo ( thí dụ : Chiite và Sunniste) !
Nhưng đại thảm họa đau thương nhất cho từng dân tộc hay toàn thể nhân loại là những cuộc chiến tranh tôn giáo (guerres de religion) hay nội chiến ( guerre civile). Vì bản chất cố hữu có tính truyền thống của tôn giáo là ” ĐỘC TÔN và ĐỘC TÀI SẮT MÁU”. Theo sự nghiên cứu của tôi và vẫn theo thiển kiến của riêng tôi: CHIẾN TRANH TÔN GIÁO”, thời nào cũng vậy, trên bình diện quốc gia với quốc gia ( như: Do Thái / Palestin, Irak / Iran, Ấn Độ / Pakistan), hay thuộc phạm trù nội bộ của một dân tộc sống chung trong một nước ( như: hai phe : Sunniste và Chiisme trong nước Irak) hay ( 2 phe: Ấn ( Hindou và Islam...trong vùng Cachemire, nằm giữa Ấn Độ ( Indou và Pakistan), hoặc giữa Cơ Đốc Giáo ( Protestantisme) với Thiên Chúa Giáo La Mã (Catholicisme) trong vùng Bắc Ái Nhĩ Lan ( North Irland)…
Theo tôi, suốt trên 2 ngàn năm qua, kể từ khi tinh thần tín ngưỡng bắt đầu manh nha trong tâm não con người cho đến tận ngày nay, chiến tranh tôn giáo thường xảy ra liên miên khắp nơi, qua nhiều hình thức và cường độ thảm sát khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là một thứ chiến tranh tàn bạo nhất và kéo dài lâu đời nhất. Chiến tranh tôn giáo hoàn toàn khác hẳn với nội chiến. Nội chiến xãy ra , có khi vì lý do xung đột chủ thuyết chính trị, hoặc vì nguyên nhân tranh chấp quyền hành. Thí dụ trước mắt chúng ta, người VN, là những cuộc nội chiến liên tiếp, thời Trịnh-Nguyễn phân tranh , rồi sau đó đến cuộc nội chiến Quốc- Cộng kéo dài từ năm 1945 đến 1975 mới chấm dứt.Thảm họa của cuộc nội chiến này đã diễn ra tàn bạo trên đất nước ta hằng ngày như thế nào, chắc mọi người chúng ta dù hiên trong nước hay hải ngoại đều đã biết hoặc đã mang trong lòng một vết thương sâu thẳm không bao giờ lành cho đến ngày nhắm mắt!
Dù vậy, chiến tranh tôn giáo còn cực kỳ dã man hơn và thảm khốc đến mức vô lường , và những con người ”có tôn giáo” ấy sẽ không còn hy vọng gì tìm lại được hòa bình nữa. Những dân tộc nào đã vô phúc lâm vào vòng chíến tranh tôn giáo thì không còn hy vọng gì để hàn gắn lại vết thương trong nội tạng ấy nữa. Vì các cuộc thánh chiến thường lôi cuốn con người cuồng tín vào vòng tàn sát dai dẳng đến tận cùng con đỏ, thậm chí đến cả bào thai còn trong bụng mẹ . Nhiều trường hợp đã chứng minh một số dân tộc trong vùng Nam Mỹ Châu đã bị tận diệt đến tuyệt chủng cùng với cả một nền văn hóa tối cổ của họ.
Riêng cuộc chiến tranh tôn giáo của dân tộc như Bắc Ái Nhĩ Lan ( North Irland), thì sự bắn giết giữa 2 phe (Tin Lành / Thiên Chúa La Mã) càng khủng khiếp hơn. Vì đồng thời nó còn mang tính nội chiến, giết nhau giữa người cùng một chủng tộc, cùng huyết thống, cư ngụ ngay trên cùng mảnh đất quê hương.Thậm chí đến hàng xóm láng giềng từ bao đời vốn cùng nhau trong một khu phố vẫn giết lẫn nhau như thường.
Nhưng thê thảm và hãi hùng nhất là cuộc chiến tranh tôn giáo giữa hai chủng tộc Do Thái (hebreux,juifs) và Palestine vốn sống chung trên cùng một mảnh đất trong nhiều ngàn năm đã khởi đầu từ sau khi đại chiến thứ nhì chấm dứt cho đến tận ngày nay máu của con người có tín ngưỡng vẫn chưa ngừng đổ.
Trước mắt và có lẽ mãi mãi trong tương lai của nhiều kiếp người chắc không ai có hy vọng gì tìm thấy bóng một con chim ” HÒA BÌNH” bay lượn thênh thang trên bầu trời xanh của thành phố Jerusalem, vốn là một cái tên theo tiếng hebreux có nghĩa…”HÒA BÌNH”!!!
ĐẶNG VĂN NHÂM
Ông Đặng văn Nhâm là một người thông thái trong mọi lãnh vực..! Nếu thế giời nầy ai cũng có tư tưỡng như ông thì nhân loại không còn sống trong đau khổ mù quáng vì vô minh tham ác....! Xin ngưởng mộ ông và cầu chúc ông thật nhiều sức khỏe để truyền bá tư tưởng văn minh của ông ngỏ hầu soi sáng cái thế giới tối tăm và lòng người độc ác vô minh....!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa